Dịch vụ chữ ký số (CKS) là dịch vụ khá mới ở Việt Nam. Mấy năm trở lại đây, CKS được nhiều DN hưởng ứng, lựa chọn. Thị trường CKS đang trên đà phát triển mạnh mẽ và hứa hẹn sự “nở rộ” trong tương lai gần.
Nhiều tiện ích chu ky so
CKS là dạng chữ ký điện tử, dựa trên công nghệ mã khóa công khai. Mỗi người dùng phải có một cặp khóa: Khóa công khai và khóa bảo mật. Khóa công khai dùng để thẩm định CKS, xác thực người tạo ra CKS. Khóa bảo mật dùng để tạo CKS.
Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, mỗi năm tại Việt Nam, các DN mất hơn 300 triệu USD cho chi phí công văn giấy tờ truyền thống. Nếu áp dụng CKS sẽ giảm thiểu chi phí này, tạo sự thông thoáng trong giao dịch của các DN.
Ông Đào Đình Khả, Giám đốc Trung tâm chứng thực CKS Quốc gia cho biết: Hiện nay, có 5 nhà cung cấp dịch vụ CKS được Nhà nước cấp phép là FPT, Viettel, VNPT, Bkav, Nacencomm. CKS là một công nghệ xác thực, đảm bảo an ninh, an toàn cho giao dịch trên internet, nó giải quyết toàn vẹn dữ liệu và là bằng chứng chống chối bỏ trách nhiệm trên nội dung đã ký, giúp DN yên tâm với giao dịch của mình.
Nhận thức được tầm quan trọng của CKS, nhiều DN đã chủ động đăng ký sử dụng dịch vụ này.
Theo bà Nguyễn Hà Linh, kế toán trưởng Công ty Chứng khoán VNDirect, CKS giúp DN tiết kiệm được thời gian, chi phí. DN không phải trực tiếp đem chứng từ sổ sách đến các cục thuế để nộp theo quy định hàng tháng mà thao tác ngay trên mạng internet. Quy trình này được thực hiện nhanh chóng, giảm thiểu thời gian và công sức đi lại của DN. CKS đã phát huy tác dụng trong nhiều mô hình DN, đặc biệt là với các công ty chứng khoán và ngân hàng.
Bà Dương Thủy, Phó Tổng giám đốc VP Bank cho biết, ứng dụng CKS đã mang lại nhiều tiện ích cho ngân hàng trong triển khai công nghệ phát triển sản phẩm, điện tử hóa các giao dịch và hệ thống quản trị điều hành, đem lại nhiều tiện ích trong việc chuyển tiền qua mạng, đảm bảo thanh toán trực tuyến với chứng thư đã được xác nhận. Hơn thế, các giao dịch trực tuyến được đảm bảo, tiết kiệm được chi phí giấy tờ, thời gian luân chuyển trong hoạt động quản lý công văn, thư điện tử, đẩy mạnh các giao dịch qua mạng trong khi độ bảo mật thông tin vẫn được đảm bảo ở mức độ cao nhất.
Nhiều DN cho biết việc sử dụng CKS giúp họ nhanh chóng nộp tờ khai thuế qua mạng như thuế giá trị gia tăng, thuế Thu nhập DN hàng quý, thuế môn bài, thuế Thu nhập cá nhân, đồng thời nâng cao vị thế, thương hiệu của DN, tăng sức cạnh tranh cũng như chăm sóc, hỗ trợ khách hàng.
Hiện nay, có nhiều ứng dụng CKS phù hợp cho DN như mã hóa bảo vệ các thông tin số của DN, xác thực email trao đổi thông tin, kiểm soát truy cập, thông tin đặt hàng, hành chính công, mua bán, đấu thầu qua mạng, hệ thống nộp hồ sơ xin giấy phép như giấy phép xuất bản, xây dựng… CKS không chỉ được thực hiện trên giao dịch điện tử của internet mà còn qua hệ thống mạng viễn thông di động.
Và còn nhiều băn khoăn về chữ ký số
Không thể phủ nhận những tiện ích mà CKS đem lại. Tuy nhiên khi sử dụng dịch vụ này, một số DN đã có những băn khoăn. Cũng theo bà Nguyễn Hà Linh, Công ty Chứng khoán VN Direct, trong hồ sơ kê khai có khoản công ty được nộp qua mạng, có khoản phải đến trực tiếp mới nộp được.
Một đại diện của Công ty DHL Express đã bày tỏ những lo ngại khi sử dụng CKS: Khóa bí mật đóng một vai trò rất quan trọng trong việc ký số và xác thực người dùng. Vậy thì khóa bí mật này có rủi ro bị copy mất hay không? Nếu nhà cung cấp dịch vụ chứng thực CKS lưu trữ khóa bí mật của khách hàng ở dạng file pkcs12 thì việc bị copy mất là có thể. Khóa bí mật của CKS bắt buộc phải lưu trữ trong một thiết bị phần cứng chuyên dụng là USB Token hoặc SmartCard được cung cấp bởi nhà cung cấp.
Các thiết bị này có đảm bảo khóa bí mật không bị copy hay bị virus phá hỏng? Hơn thế, DN chúng tôi băn khoăn về tính phân cấp trách nhiệm khi ký bằng CKS. Khi lập tờ khai thuế, thường mỗi bản kê khai phải có chữ ký của người lập biểu, kế toán trưởng, lãnh đạo DN. Nếu sử dụng CKS, chỉ có lãnh đạo DN chịu trách nhiệm ký. Vì vậy, tính phân cấp trách nhiệm đã phần nào bị hạn chế.
Theo các nhà cung cấp dịch vụ, trong thời gian tới họ sẽ có những điều chỉnh, nâng cao công nghệ dịch vụ để đáp ứng được tốt nhất những yêu cầu của DN, từ đó làm “bàn đạp” kích cầu thị trường CKS, góp phần đẩy mạnh thương mại điện tử ngày một phát triển sôi động hơn.
Nguồn: chukyso365.netRao vặt cùng chuyên mục:
- » Giới thiệu về Máy chiếu Wanbo Mini XS01
- » Camera không dây là gì? Cấu tạo của camera wifi không dây?
- » Ưu điểm nổi bật của máy chiếu BenQ
- » Các Camera công nghệ mới nhất hiện nay
- » Lưu ý khi sử dụng nhiệt kế điện tử
- » Phân loại công nghệ máy chiếu
- » Lợi ích khi sử dụng tổng đài điện thoại bàn
- » Máy chiếu Laser Maxell
- » Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của hệ thống tổng đài nội bộ
- » Kiến thức và kinh nghiệm chọn mua máy chiếu