Bệnh lậu gặp ở người bình thường đã nguy hiểm, nay bệnh lậu gặp ở phụ nữ mang thai liệu có nguy hiểm tới thai nhi không? Cùng tìm hiểu về vấn đề này qua 2 tình huống sau:
Tình huống 1 là thắc mắc của bạn nữ: Thưa bác sĩ, chồng em có đi khám và điều trị bệnh lậu cách đây 1 tháng, em cũng đã bị lây bệnh đó nhưng chưa đi khám. Hiện nay, em đang mang thai được 2 tháng. Bác sĩ của chồng em bảo khi nào thai được 6 tháng thì đến khám và chữa.
Nhưng em đọc tài liệu thấy nói bệnh này cần được chữa trị sớm, nếu không sẽ ảnh hưởng đến em bé. Em rất lo lắng, xin bác sĩ cho em lời khuyên. (Độc giả)
Bạn thân mến, chúng tôi xin được nói qua về tình trạng, nguyên nhân chung và mức độ nguy hiểm của bệnh lậu với những phụ nữ bị bệnh lậu và riêng trường hợp của bạn. Lậu là bệnh thường lây qua đường tình dục. Phụ nữ bị bệnh nếu để lâu sẽ dẫn đến tai biến nặng nề và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ sinh sản cũng như hạnh phúc suốt đời. Do biểu hiện khởi đầu khá kín đáo nên số đông phụ nữ bị nhiễm lậu thường không hay biết gì, đến khám chữa muộn (khoảng 10 tuần sau khi mắc).
Trong những tuần đầu, tháng đầu bị nhiễm khuẩn lậu, phụ nữ thường không thấy cảm giác khó chịu hay dấu hiệu bất thường. Sau đó, có một số biểu hiện như ngứa ngáy vùng âm môn do cổ tử cung có mủ (đặc, màu vàng hay xanh). Nếu người bệnh nhiễm kèm trùng roi thì sẽ có mủ nhiều và loãng hơn. Bệnh lậu có thể dẫn đến viêm niệu đạo khiến người nhiễm bệnh đi tiểu có cảm giác nóng bỏng, nhìn kỹ thấy đỏ ở niệu đạo.
Lậu cầu có thể xâm nhập vào tuyến bartholin (tuyến có chức năng bôi trơn các môi nhỏ khi bị kích thích), nhưng đa phần không gây triệu chứng gì đáng kể, chỉ có 1%-2% người bệnh bị sưng to, đau, có khi có mủ, đôi khi mủ lan sang môi nhỏ làm viêm tấy, gây khó chịu lúc ngồi. Lúc này, phụ nữ thường sợ sinh hoạt tình dục vì bị đau đớn.
Nếu không điều trị hay điều trị muộn, lậu cầu xâm nhập vào màng trong tử cung, nhờ vào các tế bào chết và máu trong thời kỳ kinh nguyệt mà chúng sinh sôi nảy nở, đi ngược từ thành cổ tử cung lên vòi trứng, gây biến chứng viêm vòi trứng ở dạng bán cấp, hay cấp.
Điều đáng lo ngại là khi đã nhiễm lậu, dù nặng hay nhẹ cũng để lại di chứng. Nếu điều trị sớm thì có thể chữa khỏi viêm vòi trứng nhưng không thể xóa hết được các thương tổn đã hình thành. Nội tiết buồng trứng hay bị ngưng trệ, dẫn đến hành kinh kéo dài, xuất huyết bất thường ở tử cung, thỉnh thoảng bị rong huyết.
Phụ nữ bị lậu nếu cố tình không chữa trị sẽ khiến vòi trứng viêm tấy sưng to; hình thành mủ và tổ chức sẹo làm hẹp, tắc vòi trứng. Khi hai vòi trứng đều bị tắc, bệnh nhân sẽ có thể bị vô sinh. Đặc biệt, người có thai bị lậu có thể lây cho trẻ sơ sinh dẫn đến mù loà bẩm sinh.
Chính vì vậy, chúng tôi khuyên bạn sớm đến gặp bác sĩ chuyên khoa để khám chữa, vì đây là bệnh rất nguy hiểm ở phụ nữ và đặc biệt là với phụ nữ có thai. Nếu bạn để đến lúc thai được 6 tháng, thời gian lâu như vậy sợ bệnh sẽ ngày một trở nên nặng, gây nguy hiểm đến thai nhi, và cũng khó điều trị khỏi sớm.
Bạn có thể đến các phòng khám tư nhân sản phụ khoa, hoặc các bệnh viện phụ sản gần nhất để khám và chữa trị triệt để.
Tình huống 2 là thắc mắc của Chị Ng trú tại Hà Nội:
Chị Phan Thị Thu Ng. 25 tuổi, trú tại Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội đang điều trị bệnh lậu miệng bằng thuốc kháng sinh dành cho bà bầu. Gặp chị tại phòng khám sản Bluestar Đống Đa, Hà Nội chúng tôi khá bất ngờ về tình huống của chị.
Chị Thu Ng. cưới từ tháng 9 năm ngoái. Đến tháng 11 chị được tin mình mang thai. Niềm vui vì sắp được chào đón thành viên mới trong gia đình chưa được bao lâu thì bác sĩ thông báo chị bị bánh nhau thấp, nguy cơ chảy máu dẫn đến sảy thai và phải kiêng quan hệ vợ chồng trong thai kỳ.
Chồng hơn chị Ng. 4 tuổi. Khi nghe bác sĩ thông báo như thế, anh buồn rười rượi vì lo sợ con của mình không được an toàn. Hai vợ chồng chị quyết định không gần gũi để bảo vệ em bé trong bụng. Nhưng chỉ được nửa tháng, chồng chị vẫn gạ vợ giải quyết nhu cầu. Để chiều chồng, chị Ng. đã nhờ bác sĩ tư vấn việc quan hệ bằng miệng có ảnh hưởng đến thai nhi. Khi bác sĩ bật đèn xanh, chị Ng. yên tâm.
Cách đây nửa tháng, chị Ng. luôn có cảm giác ngứa cổ, ho không dứt. Đang có bầu nên chị không dám sử dụng thuốc kháng sinh. Cơn ho ngày càng nặng hơn. Chị Ng. đến một phòng khám tư về tai mũi họng khám họng. Các bác sĩ kê thuốc viêm họng cho chị về uống nhưng cơn ho vẫn không đỡ chút nào.
Khi trong miệng xuất hiện vết loét, chị Ng. lại cho rằng bị nhiệt miệng do có bầu nóng, thay đổi hormone, uống thuốc. Chị tăng cường các đồ ăn làm mát cơ thể, ngưng uống sữa bầu nhưng vết loét càng rộng, cơn ho dai dẳng kéo dài. Khi chị đến Bệnh viện Tai Mũi Họng nội soi, và làm xét nghiệm niêm mạc miệng các bác sĩ cho biết chị bị viêm lậu ở miệng và xét nghiệm có vi khuẩn lậu khu trú ở khoang miệng.
Quá hoảng hốt, chị Ng. và chồng đi khám lại ở phòng khám phụ khoa. Kết quả vẫn không thay đổi. Xét nghiệm cả chồng cũng có vi khuẩn lậu ở vùng kín.Rao vặt cùng chuyên mục:
- » Dịch vụ thuê xe du lịch 45 chỗ uy tín tại Hà Nội
- » Dịch vụ đúc tượng tay chân cho bé tại Hà Nội
- » Chia sẻ dây hơi khí nén là gì những loại ống dẫn khí nén hiện nay
- » Nhà cái Kimsa88 những lưu ý toàn thua khi chơi casino qua mạng
- » Những hướng dẫn rút tiền HDBET88 casino mau chóng
- » Những sự khác biệt rút tiền HDBET88 casino về tài khoản kho bạc ở 60s
- » Tổng hợp các phương pháp nạp tiền Nhà Cái Subet mau chóng
- » Hướng dẫn rút tiền nhà cái kubet11 an toàn về kho bạc nhanh chóng năm 2023
- » Chỉ dẫn khi đăng ký nhà cái 88bet
- » Bán sĩ vật phẩm phong thủy Hà Nội, vật trang trí phong thủy đẹp