Đến Sapa vào thời gian nào là đẹp nhất ?

"Đến Sapa vào thời gian nào?" là câu hỏi mà du khách thường hay đặt ra nhất khi có ý định đến với Sapa.

Do vậy, một số thông tin bên dưới sẽ là kim chỉ nam để Quý khách có thể có chuyến đi tuyệt vời nhất. Mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng, Sinhcafe Hanoi sẽ phân tích để các bạn lựa chọn theo ý thích của các bạn:

1. Mùa xuân Sapa với rừng đào và sương mù bao phủ, Lên Hàm Rồng thì các loài hoa đua nhau nở bạn ạ Hoa hồng mùa này cũng nở rất đẹp ! Mình đi du lịck SaPa Thích nhất mùa xuân thôi. Ở Sapa có các đặc sản như cơm lam ống nứa chấm muối vừng, thịt gà đen, thịt chim sẻ nướng béo ngậy, trứng nướng, ngô nướng các món nướng ở Sapa phong phú lắm ...

2. Mùa lúa chín là mùa đem lại cho khách du lịch nhiều cảm xúc khi ngắm ruộng bậc thang từ trên cao. Mùa lúa chín vào khoảng tháng 5 và tháng 10 hàng năm

3. Mùa hè sẽ đem lại cho các bạn sự trải nghiệm khác biệt về thời tiết, tránh cái nắng nóng chói trang ở đồng bằng và đến với Sapa không khí rất mát mẻ

4. Mùa đông sẽ đem đến cho các bạn cảm nhận được nhiệt độ thấp nhất Việt Nam, và nếu may mắn các bạn có thể được ngắm tuyết rơi ngay giữa thị trấn Sapa

Là xứ lạnh, đặc sản nổi nhất của Sa Pa là các loại rau đặc trưng vùng ôn đới như súp lơ trắng, hoa lơ xanh, củ cải đỏ, su su... Mỗi năm, Sa Pa xuất đi khắp nước cả chục nghìn tấn quả su su. Nhưng du khách vẫn đồn nhau rằng ăn su su luộc ngay tại Sa Pa mới là ngon nhất. Đã đến Sa Pa, dứt khoát nên gọi món su su luộc chấm muối vừng. Miếng su su luộc có màu xanh non nõn nà, cắn sần sật, có vị ngọt lừ quyện với một chút muối vừng thơm thơm, bùi bùi. Su su luộc phải vừa chín tới và phải ăn nóng mới ngon. Luộc quá lửa một chút hoặc để nguội ăn mất hết vị su su Sa Pa.

Rau của Sa Pa bán đi khắp nơi thường là thứ rau tươi non mơn mởn. Ấy vậy mà món rau đặc biệt nhất, thường chỉ được để lại bán tại chợ Sa Pa lại là “ngồng”, tức là phần thân đã đâm hoa của những cây rau già. Có nhiều loại ngồng: ngồng tỏi, ngồng cải, ngồng su hào, ngồng su su... Ăn ngồng hợp nhất là xào chứ không mấy khi luộc hoặc nấu canh. Có thể xào ngồng với tỏi hoặc các loại thịt khác nhau. Ngồng xào rất ngon nhờ sự kết hợp giữa cái mềm và ngọt dịu dàng của hoa ngồng với cái giòn và vị ngọt đậm của cuộng ngồng. Riêng ngồng cải còn được thực khách ưu ái bởi có vị hơi ngăm ngắm đắng rất dễ chịu.

Sa Pa nổi tiếng với món thịt “lợn cắp nách” - giống lợn bản địa thả rông, mỗi khi cần tiền đồng bào tóm một con kẹp vào... nách, đem ra chợ bán. Tự dũi đất kiếm ăn trên những sườn dốc dựng đứng và quanh năm suốt tháng gồng mình chống chọi với cái rét làm cho giống lợn này săn quắt lại. Một chú “lợn cắp nách” trưởng thành cũng chỉ nặng dưới chục ký (có thế mới... cắp được vào nách). Lợn được làm sạch, tẩm ướp rồi để nguyên con mà nướng hoặc quay. Miếng thịt mỏng tang, từ ngoài vào trong chỉ có một lớp bì ròn tan, rồi đến một lớp thịt nạc thật mềm, ngọt lịm, dày không đến 2 cm; và trong cùng là xương, thường là cũng rất nhỏ và mềm, ăn được luôn nếu không phải là xương ống. Thịt “lợn cắp nách” nhâm nhi với rượu táo mèo Sa Pa, nhậu xuyên đêm chưa chán.

Là huyện miền núi, nhưng kho tàng ẩm thực Sa Pa lại có đặc sản từ...cá. Thứ nhất, phải kể đến cá do đồng bào dân tộc bắt từ những con sông, dòng suối ầm ào réo gào dưới những hẻm núi sâu thẳm của Sa Pa. Cá bắt được, đồng bào nhóm lửa nướng sơ ngay bên bờ suối để có thể để dành ăn lâu dài hoặc đem lên bán cho các nhà hàng trên thị trấn. Cá suối Sa Pa thường bằng cỡ ngón tay, loại to nhất cũng chỉ bằng cổ tay em bé. Cá suối rán lên, đầu, đuôi và vây ròn tan trong miệng, trong khi mình cá tròn lẳn lại vẫn giữ được thớ dai dai của loài quanh năm vật lộn giữa đá tảng trong dòng chảy cuồn cuộn miền sơn cước, tốn bia lắm !

Thứ hai, phải kể đến cá hồi và cá tầm, 2 giống cá nước lạnh đến nay trong nước mới chỉ nuôi được ở Sa Pa. Trứng cá hồi nhập về từ Phần Lan và cá tầm nhập về từ Nga, ươm nở và nuôi thành cá thành phẩm (nặng khoảng 1,5 kg/con) trong những bể nhân tạo nơi có nguồn nước lạnh ngắt một đầu vào một đầu ra chảy liên tục. Khác với cá hồi, cá tầm nhập khẩu thường hơi béo, cá nước lạnh nuôi ở Sa Pa thịt chắc, thớ săn, không có mỡ. Trong cái lạnh Sa Pa, một nồi lẩu cá hồi nóng hổi ăn cũng các loại rau tươi roi rói, thực khách không nhớ suốt đời mới là chuyện lạ.

Miếng ngon Sa Pa còn có thể kể được nhiều nữa, như món xúc xích thịt lợn các gia đình thường tự làm hong khói trong bếp, nấm hương tươi xào thịt, thịt gà đen (đen từ da, thịt, đến tận xương), các món nướng đủ loại v.v...Nhưng, có lẽ tốt hơn là để cho du khách tự khám phá khi có dịp đến với Sa Pa./.

Nguồn: Sinhcafe Hanoi

Rao vặt cùng chuyên mục:

  • » Dịch vụ cho thuê xe limousine đi Bái Đính
  • » Đặc sắc tour hồ Hòa Bình - đền chúa Thác Bờ - bản Ngòi Hoa, Hòa Bình
  • » Lịch sử địa danh 2 ngôi Đền Chúa Thác Bờ
  • » Quy định tiêm chủng vaccine phòng Covid 19 khi bay đến Mỹ
  • » Cập nhật vé máy bay từ Nhật Bản về Việt Nam mới nhất
  • » Cập nhật chuyến bay hồi hương Việt Nam mới nhất
  • » Vé máy bay từ Mỹ về Việt Nam của Asiana Airlines quá cảnh Hàn Quốc
  • » Vé máy bay từ Mỹ, Canada về Việt Nam quá cảnh Nhật Bản
  • » Cập nhật vé máy bay về Việt Nam trong tháng 10/2021
  • » Vé máy bay từ Pháp về Việt Nam siêu tiết kiệm