Kết quả 1 đến 1 của 1
  1. #1
    Senior Member bientinhxa762's Avatar
    Ngày tham gia
    Aug 2014
    Bài viết
    116
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Đánh giá máy chiếu ViewSonic Pro8600



    Đánh giá máy chiếu ViewSonic Pro8600
    Pro8600 có độ sáng ấn tượng, kết nối đa dạng và chất lượng trình chiếu data tốt. Tuy nhiên, những giới hạn trong khả năng trình chiếu từ bút nhớ đã khiến thiết bị mất đi số điểm tuyệt đối trong hạng mục đánh giá tính năng của Test Lab.
    Trong số các dòng sản phẩm máy chiếu Pro-Series mà ViewSonic từng giới thiệu, Pro8600 là đại diện có độ sáng cao nhất hướng đến những doanh nghiệp, tổ chức có không gian trình chiếu rộng và số lượng khán giả nhiều.
    Đánh giá máy chiếu ViewSonic Pro8600
    Về ngoại hình, Pro8600 tựa như những model khác đều có thiết kế khá cồng kềnh với bộ cánh đen bóng, cụm ống kính lớn và logo của hãng nổi bật ở mặt trước. ViewSonic Pro8600 cũng ứng dụng thiết kế không sử dụng lưới lọc bụi, những khe thoát nhiệt chạy dọc suốt chiều dài thân máy cùng quạt tản nhiệt đường kính lớn. Không chỉ nổi bật bởi thiết kế độ sáng đạt 6000 ANSI Lumen, mẫu máy chiếu DLP Pro8600 này còn tỏ ra nhỉnh hơn các sản phẩm cùng dòng bởi khả năng trình chiếu “PC-less” cho phép trình chiếu trực tiếp từ bút nhớ USB, trình chiếu không dây với phụ kiện mua riêng và điều khiển quản lý từ xa qua mạng Ethernet. Do được ứng dụng công nghệ trình chiếu DLP nên ngoài khả năng trình chiếu 2D thông thường, Pro8600 còn hỗ trợ trình chiếu các nội dung 3D từ đầu phát từ máy tính hay từ đầu phát chuyên dụng. Dĩ nhiên, để có thể trải nghiệm tính năng này, người dùng hẳn phải đầu tư thêm kính 3D công nghệ DLP Link.
    Pro8600 còn được trang bị đầy đủ các chuẩn kết nối hình ảnh phổ biến hiện nay song song với ngõ cắm micro, ngõ Service hỗ trợ nâng cấp firmware cũng như ngõ 12V DC trigger rất thích hợp khi người dùng cần kích hoạt các loại màn chiếu điện. Bên cạnh một lượng phong phú các ngõ vào hình ảnh, Pro8600 cũng được tích hợp 2 loa cho tổng công suất 20W với chủng loại ngõ vào tín hiệu âm thanh khá đa dạng.
    Tuy chỉ giới hạn độ phân giải hình ảnh trình chiếu ở mức XGA với các lựa chọn tỷ lệ khung hình 4:3 (chuẩn) hay 16:9 và 16:10 - nhưng bù lại, người dùng tiết kiệm được một khoản phí trong chi phí đầu tư thiết bị. Bên cạnh đó, Pro8600 vẫn được ứng dụng đầy đủ các tính năng, công nghệ tái hiện và xử lý màu sắc tựa như các phiên bản độ phân giải cao hơn, hứa hẹn mang đến những trải nghiệm chân thực về màu sắc hình ảnh cũng như video.

    Từ những tiếp xúc thực tế, Test Lab nhận thấy ViewSonic Pro8600 tuy khá cồng kềnh, nhưng thao tác lắp đặt và đấu nối thực sự đơn giản. Máy xứng đáng nhận một điểm cộng trong thiết kế từ Test Lab bởi 2 chân đế phụ phía sau đều cho phép tùy chỉnh độ méo khung hình một cách dễ dàng khi đặt thiết bị trực tiếp trên các loại mặt phẳng thông thường. Bên cạnh đó, cụm cổng giao tiếp được phân nhóm trực quan bằng màu sắc cũng góp phần đáng kể trong việc rút ngắn thời gian đấu nối thiết bị. Ngoài ra, các vòng xoay chỉnh nét, zoom trên cụm ống kính zoom quang 1,5x của Pro8600 còn có kích thước lớn và khá mượt với những thay đổi nhỏ.

    Remote được tích hợp con trỏ laser, các phím còn có đèn nền LED màu xanh dương.
    Dù vậy, sau 30 phút hâm nóng thiết bị, Test Lab nhận thấy Pro8600 khá ồn ào và nóng khi hoạt động với các thiết lập mặc định của nhà sản xuất. May mắn là trong hầu hết các hội trường lớn, hạn chế này không thực sự đáng kể. Xuyên suốt quá trình tương tác với máy bằng remote, Test Lab nhận thấy thiết bị có tầm hoạt động của khá rộng, các nút chức năng bố trí khá phù hợp với tầm tay của người dùng. Tuy nhiên, cụm nút chức năng tùy chỉnh chế độ màu, dừng hình (freeze) và kích hoạt đèn nền LED của remote khá nhỏ và khó phân biệt dù sử dụng trong môi trường ánh sáng tốt.
    Chất lượng trình chiếu
    Với cự ly đặt máy khoảng 240cm, máy chiếu ViewSonic Pro8600 cho khung hình rộng ngang tầm 108cm khi không sử dụng chức năng zoom. Nếu phóng đại thêm tối đa 1,5 lần, cũng từ một cư ly đặt máy ban đầu, Test Lab thu được khung hình rộng ngang đến khoảng 156cm (trình chiếu ở tỷ lệ khung hình và độ phân giải tiêu chuẩn).
    Để bảo đảm có được những đánh giá khách quan nhất, Test Lab cũng sử dụng hầu hết các thiết lập mặc định về độ sáng, độ tương phản, chế độ trình chiếu và thiết lập màu sắc mà ViewSonic Pro8600 hỗ trợ. Từ các thiết lập mặc định ban đầu, Pro8600 cho khung hình độ sáng thực sự ấn tượng ngay cả trong môi trường thử nghiệm nhiều nguồn sáng phụ. Trong các phép thử về khả năng hiển thị màu sắc tổng thể, Pro8600 cho màu sắc hình ảnh/video đều được xếp vào mức khá: màu sắc sống động và có độ đồng nhất cao. Tuy nhiên, thiết lập chế độ màu mặc định cho thấy Pro8600 còn ít nhiều hạn chế trong việc tái hiện sắc đen. Gam màu vàng cũng như cam trong chế độ trình chiếu PC cũng có phần quá bão hòa khi thử xem video chất lượng HD Madagascar 3.

    ViewSonic Pro8600 cho màu sắc hình ảnh khá sống động ở chế độ trình chiếu mặc định "PC Mode" (Ảnh chụp màn chiếu - click chuột để phóng to)
    Dù được thiết kế chủ yếu phục vụ nhu cầu trình chiếu data, nhưng Pro8600 vẫn chơi khá tốt một số nội dung phim HD cũng như Full HD 1080p. Dĩ nhiên độ chi tiết hình ảnh/video tái hiện không thể sánh bằng những sản phẩm chuyên dụng với độ phân giải tương thích; và một số cảnh chuyển động nhanh đôi khi vẫn bị giật hình nhẹ. Nếu nhạy với hiện tượng cầu vồng, người dùng đôi khi sẽ nhận thấy hiện tượng này xuất hiện trên model ViewSonic Pro8600 khi máy thể hiện các phân cảnh vốn nhiều vùng hình ảnh chuyển động có độ tương phản cao. Đôi loa tích hợp trên Pro8600 tuy cho âm lượng lớn, song khi mở hết mức âm lượng vẫn không tránh khỏi hiện tượng vỡ tiếng nhẹ.
    Riêng với tính năng trình chiếu data, Test Lab nhận thấy dù chỉ giới hạn độ phân giải chuẩn ở mức XGA, nhưng Pro8600 vẫn dễ dàng vượt qua các phép thử hiển thị văn bản, bảng tính cũng như trình chiếu slide Power Point vẫn thường thử nghiệm. Tuy vậy, các ký tự đen trên nền trắng co chữ 10,5 point dù có phần dễ dàng quan sát từ cự ly khoảng 2m hơn các ký tự trắng trên nền đen. Thử nghiệm khả năng trình chiếu từ bút nhớ trên Pro8600 cũng cho thấy máy “chơi” tốt cả định dạng NTFS cũng như FAT/FAT32 thông thường. Giao diện ứng dụng Ruby SDK Image Viewer trên Pro860 nhìn chung đơn giản, dễ thao tác, song chỉ hỗ trợ duy nhất tính năng trình chiếu ảnh JPEG thay vì hỗ trợ chơi nhạc; hay một số định dạng tập tin khác như PDF, doc... như phiên bản ViewSonic PJD6345 từng thử nghiệm.
    Bài và ảnh: Lâm Vũ

    Rao vặt cùng chuyên mục:

    • » Giới thiệu về Máy chiếu Wanbo Mini XS01
    • » Camera không dây là gì? Cấu tạo của camera wifi không dây?
    • » Ưu điểm nổi bật của máy chiếu BenQ
    • » Các Camera công nghệ mới nhất hiện nay
    • » Lưu ý khi sử dụng nhiệt kế điện tử
    • » Phân loại công nghệ máy chiếu
    • » Lợi ích khi sử dụng tổng đài điện thoại bàn
    • » Máy chiếu Laser Maxell
    • » Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của hệ thống tổng đài nội bộ
    • » Kiến thức và kinh nghiệm chọn mua máy chiếu
    Sửa lần cuối bởi bientinhxa762; 20-01-2021 lúc 04:02 PM.

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể đăng chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài
  •  

1008
Lượt xem