Buôn Ma Thuột, Một thành phố trực thuộc tỉnh Dắk Lắk, là thành phố trung tâm của vùng Tây Nguyên đồng thời là một trong tám thành phố trực thuộc tỉnh lớn nhất cả nước, Dự kiến sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương trước năm 2020. Trong tiếng Ê Đê Buôn Ma Thuột nghĩa là “ Buôn làng của cha Thuột” xuất phát từ tên gọi buôn làng của Ama Thuột (Ama là cha, Thuột là tên người con, người Ê Đê khi có con trai thì thường gọi người cha theo tên con trai của mình, ở đây Ama Thuột nghĩa là cha của Thuột hay còn gọi là cha Thuột). Ama Thuột tên một vì tù trưởng giàu có và quyền uy nhất vùng, từ đó hình thành lên các buôn làng xung quanh và phát triển thành thành phố Buôn Ma Thuột ngày nay.
Thành Phố Cafe Ban Mê
Buôn Ma Thuột nằm giữa vùng Tây Nguyên nên có vị trí quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc phòng, cùng với nhiều cảnh quan tự nhiên hùng vĩ, lôi cuốn, là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa còn được lưu giữ trọn vẹn đến ngày nay. Đây là một kho tàng văn hóa với nhiều di sản phi vật thể được UNESCO công nhận như:
- Văn hóa cồng chiêng có lẽ là nổi bật nhất. Từ khi mới sinh ra, những người con Tây Nguyên đã bắt đầu một cuộc sống với rộn rang tiếng cồng chiêng bắt đầu trong những ngày lễ đặt tên, lễ thổi tai. Khi lớn lên, thì tiếng cồng chiêng lại trở thành món ăn tinh thần trong những ngày lễ hội của dân tộc, họ muốn gửi gắm những ước nguyện, tâm hồn mình vào trong tiếng cồng, tiếng chiêng hùng hồn. Đến khi một người lìa xa cõi đời, tiếng cồng chiêng cũng như một sự tiễn biệt trân trọng đối với người đó. Chính bởi những ý nghĩa sâu xa như thế, mà văn hóa cồng chiêng được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể.
- Sử thi cũng là một nét đẹp khác của người Buôn Mê Thuột. Đây là những câu chuyện truyền miệng, thông thường kể về các nhân vật được coi là cha mẹ của buôn làng, hình thức giống như truyền thuyết. Ngoài ra, Buôn Mê Thuột cũng có nhiều câu chuyện thần thoại, truyện cổ, vần…được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
- Tượng gỗ dân gian Tây Nguyên, chủ yếu là tượng nhà mồ một yếu tố không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người dân bản địa. Dù mang nhiều dáng vẻ nhưng chúng gặp nhau ở một điểm là đều lấy cảm hứng từ đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất và đời sống tâm linh gắn với phong tục tập quán của mỗi tộc người. Các dân tộc sinh sống ở tỉnh Gia Lai như Bana, Giarai là những tộc người có năng khiếu đặc biệt về điêu khắc gỗ, trình độ nghệ thuật tạo hình, trang trí rất phát triển. Những rừng tượng nhà mồ đã từng tồn tại làm nên dấu ấn đặc biệt trong nghệ thuật điêu khắc, thể hiện sự tài hoa, truyền thống nhân văn của các tộc người Tây Nguyên.
- Ngoài những giá trị tiêu biểu nêu trên, Tây Nguyên còn có kho tàng di sản văn hóa phi vật thể khác, đó là kiến trúc nhà làng truyền thống như nhà rông, nhà ưng... của các dân tộc Bắc Tây Nguyên, kiến trúc nhà dài của dân tộc Êđê; nghề dệt và trang phục, tri thức dân gian, ẩm thực, nghệ thuật diễn xướng, lễ hội. Đồng bào Tây Nguyên có nhiều hình thức lễ hội liên quan đến chu kỳ canh tác nương rẫy; lễ nghi vòng đời người; lễ hội cộng đồng...
- Trong lễ nghi nông nghiệp, đáng chú ý nhất là lễ ăn mừng lúa mới, lễ cúng hồn lúa, mẹ lúa. Lễ hội cộng đồng phải kể đến lễ kết nghĩa, lễ mừng nhà rông mới...
Buôn Mê Thuột còn nổi tiếng là thủ phủ của café, những cây café bắt đầu du nhập vào Việt Nam từ những năm 1870, vì thỗ nhưỡng của vùng đất đỏ bazan này đặc biệt thích hợp với cây café nên việc canh tác và trồng café ở đây đã phát triển mạnh, trở thành cây công nghiệp chính ở thành phố này. Khi đến Ban Mê bạn sẽ choáng ngợp với những cánh đồng cây café bát ngát. Café Ban Mê luôn là một thương hiệu được đánh giá cao vì chất lượng cao cùng với hương vị đặc trưng nổi tiếng thế giới. Ở đây bạn dễ dàng tìm thấy một quán café ở bất cứ đâu, các quán café được thiết kế rất đẹp và cầu kỳ để thu hút khách thưởng thức, thưởng thức café đã trở thành một nét đẹp văn hóa nơi đây. Lễ hội Café được bắt đầu tổ chức ở đây từ năm 2005 và lần tiếp theo dự kiến sẽ được tổ chức từ ngày 8/3 đến ngày 12/03/2015.
Thành Phố Cafe Ban Mê
Buôn Ma Thuột còn có một số địa điểm du lịch nổi tiếng khác như Ngã 6 Ban Mê là tượng đài chiến thắng Buôn Mê Thuột được xem như là biểu tượng của thành phố với điểm nhấn là chiếc xe tăng số 980 đã mở đầu trận đánh vào Buôn Mê Thuột, là một địa điểm được khách du lịch yêu thích. Cây Kơnia cổ thụ, cây Kơnia là một loài cây mang ý nghĩa tâm linh rất lớn đối với những đồng bào dân tộc thiểu số, được xem là nơi trú ngụ của thần linh và linh hồn người đã khuất. Du khách khi đến đây có thể đến thăm cây Kơnia cổ thụ tại nhà văn hóa trung tâm tỉnh cách Ngã 6 Ban Mê vài trăm mét.
Ở Đây còn có một số di tích lịch gắn liền với lịch sử Dắk Lắk như: Đình Lạc Giao, Đình Sắc Tứ Khải Đoan, Nhà Đày Buôn Mê Thuột, Bia Lạc Giao, Tòa Giám mục tại Dắk Lắk, Biệt điện Bảo Đại (ngày nay là Bảo tàng dân tộc Việt Nam tại Dắk Lắk). cùng một số thắng cảnh thiên nhiên khác như Bản Đôn, Hồ Lắk , thác Dray Sáp.
Ngày 22/01/2012 cảng hàng không Buôn Ma Thuột được khởi công với tổng mức đầu tư khoảng 300 tỷ đồng nhằm đáp ứng nhu cầu cho khách du lịch đến thăm Buôn Mê Thuột cũng như phục vụ giao thông đi lại cho đồng bào Tây Nguyên. Hiện tại các du khách ở xa như Hà Nội – Sài Gòn có thể dễ dàng đến thăm thủ phủ café ở Tây Nguyên này chỉ với một chuyến bay đến sân bay Buôn Ma Thuột, tiết kiệm được nhiều thời gian cho một chuyến du lịch ngắn ngày ghé thăm thành phố này.

Rao vặt cùng chuyên mục:

  • » Dịch vụ cho thuê xe limousine đi Bái Đính
  • » Đặc sắc tour hồ Hòa Bình - đền chúa Thác Bờ - bản Ngòi Hoa, Hòa Bình
  • » Lịch sử địa danh 2 ngôi Đền Chúa Thác Bờ
  • » Quy định tiêm chủng vaccine phòng Covid 19 khi bay đến Mỹ
  • » Cập nhật vé máy bay từ Nhật Bản về Việt Nam mới nhất
  • » Cập nhật chuyến bay hồi hương Việt Nam mới nhất
  • » Vé máy bay từ Mỹ về Việt Nam của Asiana Airlines quá cảnh Hàn Quốc
  • » Vé máy bay từ Mỹ, Canada về Việt Nam quá cảnh Nhật Bản
  • » Cập nhật vé máy bay về Việt Nam trong tháng 10/2021
  • » Vé máy bay từ Pháp về Việt Nam siêu tiết kiệm