bệnh hen suyễn ở trẻ em là một bệnh hô hấp mãn tính gây co thắt phế quản và làm tăng tiết chất nhầy niêm mạc phế quản khiến trẻ khó thở, thở khò khè. Thậm chí, nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể biến chứng suy hô hấp ảnh hưởng đến tính mạng trẻ.

Bệnh hen phế quản ở trẻ em là vấn đề quan trọng, cần nhiều sự quan tâm của xã hội, ngành y tế và các bậc phụ huynh, bởi không nó sẽ gây ra những hậu quả xấu mà chúng ta không ngờ tới.

1.Tình hình bệnh hen suyễn ở trẻ em hiện nay

Cùng với đà công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hiện nay số lượng người mắc hen suyễn đã gia tăng mạnh trên toàn thế giới. Tỷ lệ mắc bệnh hen phế quản ở trẻ em cao gấp đôi so với người lớn. Theo ước tính, trung bình cứ 20 năm, tỷ lệ này sẽ tăng 2 -3 lần. Cũng theo WHO (Tổ chức Y tế thế giới) trên thế giới hiện nay có khoảng 10% trẻ em dưới 15 tuổi bị mắc bệnh hen suyễn. Và trên toàn thế giới có khoảng 25.000 trẻ chết vì bệnh hen phế quản mỗi năm.

Tuy nhiên, từ nhiều năm trước, bệnh hen suyễn ở trẻ em vẫn chưa nhận được sự quan tâm cả phía gia đình bệnh nhân lẫn bác sỹ. Không ít bé có biểu hiện bệnh hen phế quản rõ ràng trong giai đoạn còn bú nhưng cha mẹ lại không nhận biết rõ, thậm chí bác sỹ còn chuẩn đoán nhầm với những bệnh khác có triệu chứng tương tự như viêm phế quản, viêm phổi…

Việc này là do chưa có các tiêu chuẩn định bệnh, theo dõi và điều trị đúng mức, nhất là ở trẻ đang bú sữa mẹ. Chính điều này sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng mà trẻ có thể gặp phải như: trẻ thường xuyên lên cơn hen, các triệu chứng biểu hiện rõ ràng vào ban đêm khiến trẻ không ngủ được, sức khỏe suy giảm, dẫn đến hạn chế các hoạt động học tập, vui chơi, trẻ thường xuyên phải đi khám bệnh, thậm chí phải nhập viện vì khó thở.

2. Cách nhận biết hen suyen ở trẻ em

Cần nghi ngờ trẻ mắc bệnh hen phế quản khi trẻ có bố hoặc mẹ mắc bệnh hen suyễn hay khi trẻ có dấu hiệu
  • Ho tái đi tái lại nhiều lần, nhất là hay xuất hiện vào ban đêm
  • Khó thở, thở ra khó khăn, kéo dài, lồng ngực của trẻ bị rút lõm khi trẻ hít vào, thở khò khè xuất hiện nặng hơn khi trẻ tiếp xúc với các yếu tố gây khởi phát bệnh như (khói bụi, mùi nặng, phấn hoa, lông chó mèo, thức ăn dễ bị dị ứng…)


Chưa có nghiên cứu nào chứng minh hen phế quản là bệnh di truyền nhưng theo thống kê có đến 1/3 trẻ bị mắc bệnh hen suyễn khi bố mẹ bị mắc bệnh này.

Với trẻ đang trong giai đoạn bú mẹ, theo WHO, trẻ dưới 2 tuổi bị hen phế quản khi thở khò khè tái phát ít nhất 3 lần, ngay cả khi không có ai trong gia đình mắc bệnh hen suyễn hay dị ứng.

Ở trẻ lớn, việc thăm dò chức năng hô hấp dễ dàng hơn, nhưng ở trẻ nhỏ các phương pháp này thường khó và thậm chí không thể thực hiện, Bởi vậy, khi trẻ có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ là hen phế quản, cha mẹ nhất thiết phải đưa trẻ đi khám chuyên khoa để có hướng định bệnh chính xác.

3. Biện pháp chăm sóc trẻ bị hen suyễn

Cần tránh những yếu tố có thể làm khởi phát cơn hen ở trẻ:
  • Không để thú nuôi như chó, mèo, chim cảnh trong nhà.
  • Tránh dùng các hóa chất nặng mùi trong nhà như các loại nước hoa xịt phòng, thuốc xịt muỗi gián, công trùng, tránh nhang khói.
  • Không hút thuốc lá trong nhà và những nới gần trẻ.
  • Giữ không khí trong sạch: Đóng cửa sổ khi bên ngoài nhiều bụi phấn hoa, khói nhà máy, bếp lò, khói xe… và mở rộng cửa sổ khi không khí bên trong nhà ngột ngạt, hay khi trong phòng có mùi khó chịu.
  • Nhà cửa luôn sạch sẽ, gọn gàng. Thường xuyên giạt khăn trải giường, ga gối bằng nước nóng rồi phơi khô, thường xuyên lau chùi đồ chơi của trẻ, giạt thú nhồi bông.
  • Tránh cho trẻ ăn những loại thức ăn trẻ dễ bị dị ứng như hải sản, mì chính, đồ hộp. Ngoài ra nên bổ sung những thức ăn giàu acid béo omega – 3 và các loại vitamin A, C, E giàu chất oxi hóa để tăng sức đề kháng cho trẻ.
  • Không nên quá hạn chế các hoạt động vui chơi, chạy nhảy của trẻ vì dễ ảnh hưởng đến phát triển tâm sinh lý của trẻ, khiến trẻ tự ti vì mắc bệnh.
  • Cho trẻ đi khám chuyên khoa định kỳ để được bác sỹ hướng dẫn dùng các thuốc cắt cơn hen dạng xịt khí dung và thuốc dự phòng lâu dài.


Lưu ý, luôn tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sỹ và không được tự ý ngừng dùng thuốc ngay cả khí trẻ có dấu hiệu tốt hơn, bởi trong giai đoạn này trẻ khỏe lên là nhờ tác dụng của thuốc. Cha mẹ cần luôn mang theo thuốc cắt cơn dạng xịt khí dung khi đưa trẻ ra ngoài để xử trí cơn hen kịp thời, tránh để lại những biến chứng không mong muốn.

Cách xử trí khi trẻ có cơn hen khởi phát

Cần nhận biết đúng các dấu hiệu: Các triệu chứng thường thấy khi trẻ lên cơn hen: ho, khò khè, khó thở, nặng ngực, hay thức giấc về đêm. Trong trường hợp này cần cho trẻ dùng thuốc cắt cơn dạng xịt khí dung tác dung nhanh như Buto – Asma với hoạt chất Salbutamol sẽ nhanh chóng làm dịu cơn hen của trẻ. Dùng túi nhựa hoặc cốc nhựa có đáy đục lỗ vừa đầu phun, miệng cốc úp kín miệng và mũi trẻ nhỏ. Phun 2 liều vào cốc và để trẻ hít vào 5 lần trong cốc đó. Sau đó cho trẻ nghỉ ngơi trong một giờ đồng hồ.

Cần biết đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất: Nếu sau khi dùng thuốc cắt cơn, các triệu chứng chưa thuyên giảm, trẻ vẫn phải ngồi thở, thở ran rít, cánh mũi phập phồng, đặc biệt, trẻ bị tím tái các đầu ngón tay, môi, cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.

Đọc thêm tại đây

Rao vặt cùng chuyên mục:

  • » Dịch vụ thuê xe du lịch 45 chỗ uy tín tại Hà Nội
  • » Dịch vụ đúc tượng tay chân cho bé tại Hà Nội
  • » Chia sẻ dây hơi khí nén là gì những loại ống dẫn khí nén hiện nay
  • » Nhà cái Kimsa88 những lưu ý toàn thua khi chơi casino qua mạng
  • » Những hướng dẫn rút tiền HDBET88 casino mau chóng
  • » Những sự khác biệt rút tiền HDBET88 casino về tài khoản kho bạc ở 60s
  • » Tổng hợp các phương pháp nạp tiền Nhà Cái Subet mau chóng
  • » Hướng dẫn rút tiền nhà cái kubet11 an toàn về kho bạc nhanh chóng năm 2023
  • » Chỉ dẫn khi đăng ký nhà cái 88bet
  • » Bán sĩ vật phẩm phong thủy Hà Nội, vật trang trí phong thủy đẹp