Doanh nghiệp có được ủy quyền sử dụng chứng thư số hay không? (Duy Mạnh, Hà Nội)
Ông Phạm Quang Toàn: Trước đây, ở các DN, con dấu thì do văn thư giữ, còn chữ ký là của lãnh đạo hoặc người ký thay/ủy quyền. Hiện nay thì 1 chữ ký điện tử của DN có thể thay thế cả con dấu và chữ ký tay. Thế nhưng, về mặt văn bản pháp lý vẫn chưa có quy định rõ ràng. Cũng chính vì chưa có quy định cụ thể nên đại diện pháp luật của các DN không dám ủy quyền, cứ phải giữ chữ ký số bên mình, đặc biệt là với những DN nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
Giải đáp thắc mắc những câu hỏi liên quan đến chữ ký số
Hệ thống chứng thực của chúng ta hiện nay chưa cho phép ký offline. Người đại diện pháp luật phải trực tiếp lên hệ thống để ký online. Tuy nhiên, để tháo gỡ bất cập cho vấn đề ủy quyền chứng thư số, cơ quan thuế đang tạm quy định cho phép ký offline, nghĩa là người ủy quyền sẽ gửi hồ sơ cho người đại diện pháp luật giữ chữ ký số thực hiện việc ký điện tử, xong thì gửi hồ sơ cho cơ quan thuế.
Đối với hồ sơ khai thuế bằng giấy, DN có nhiều mức ký vào hồ sơ như người lập biểu, kế toán trưởng rồi đến giám đốc… để họ có thể giám sát lẫn nhau. Nhưng với hồ sơ khai thuế điện tử thì chỉ có 1 mức duy nhất. Trong quản lý nhà nước, khi trình văn bản giấy thì có ký nháy, còn với văn bản điện tử thì không còn ký nháy nữa. Những điều này sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý nội bộ. Bộ TC có hướng khắc phục như thế nào? (Ngân An, TP.HCM)
Ông Phạm Quang Toàn: Khi các DN áp dụng quy trình chữ ký số sẽ được phép sử dụng nhiều chữ ký điện tử. Giả sử, trên cơ sở đã có chữ ký của người lập biểu và kế toán thì giám đốc mới ký vào. Nhưng như thế cũng khá phức tạp và tốn chi phí.
Khi tham gia các dịch vụ công trực tuyến của Bộ TC, các DN phải sử dụng thiết bị chữ ký số (CKS) của nhà cung cấp được Bộ TC chọn (thiết bị của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT). Nhưng, khi tham gia dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương, chẳng hạn như hệ thống chứng nhận xuất xứ điện tử, chúng tôi lại phải sử dụng thiết bị của hệ thống chứng thực dịch chữ ký của bộ Công Thương. Nghĩa là với mỗi Bộ, ngành, chúng tôi phải có một thiết bị khác nhau. Bộ TC có hướng nào để giải quyết hạn chế này? (Anh Duy, Hải Phòng)
Ông Trần Nguyên Vũ, Phó Cục trưởng Cục Tin học & Thống kê Tài chính, Bộ TC: Để hóa giải nỗi lo lắng này, thời gian tới, Bộ TC cũng như một số bộ, ngành khác sẽ triển khai những ứng dụng có thể sử dụng nhiều chứng thực số của các CA (nhà cung cấp chứng thực số) công cộng khác nhau.
Sử dụng CKS thì quy trình khai thuế qua mạng có gì khác so với quy trình khai thuế qua mạng không sử dụng CKS? (Mỹ Dung, Nam Định)
Ông Phạm Quang Toàn, Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng CNTT, Tổng cục Thuế: Ngành Thuế sẽ xây dựng 1 cổng thông tin điện tử tiếp nhận, xử lý tất cả các hồ sơ khai thuế của các đối tượng nộp thuế (người dân, DN). Khi đó, sẽ không tiếp nhận hồ sơ khai thuế điện tử tại từng cơ quan thuế cấp dưới như trước đây. Người nộp thuế có thể ngồi tại nhà hoặc DN để kê khai và nộp hồ sơ khai thuế.
Trước đây, khi sử dụng phần mềm (PM) hỗ trợ kê khai cho các DN, PM sẽ kết xuất ra hồ sơ kê khai mã vạch hai chiều. Còn khi triển khai kê khai thuế điện tử thì PM hỗ trợ kê khai tại DN sẽ kết xuất ra tờ khai thuế điện tử. DN ký điện tử vào hồ sơ điện tử đó và gửi đến cơ quan thuế qua Internet.
Nội dung bài được ghi nhận tại buổi giao lưu, tọa đàm về “Sử dụng hệ thống chứng thực dịch vụ chữ ký số (CKS) công cộng trong các dịch vụ hành chính công điện tử của ngành Tài chính” do Tạp chí Tài Chính Điện Tử - Bộ TC tổ chức.
Cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ khai thuế điện tử sẽ kiểm tra định dạng thông tin và tính pháp lý của chữ ký điện tử của DN. Nếu thông tin đầy đủ thì cơ quan thuế tiếp nhận, đồng thời trả về xác nhận có chữ ký điện tử của cơ quan thuế. Thông báo điện tử mà cơ quan thuế gửi về có chữ ký của cơ quan thuế là cơ sở pháp lý để chứng minh rằng người nộp thuế đã thực hiện nghĩa vụ khai thuế.
Hiện có rất nhiều sản phẩm CKS được cung cấp trên thị trường. Chúng tôi có thể sử dụng bất kỳ loại CKS nào để ký khi khai thuế qua mạng được không? (Tuấn Dũng, Cần Thơ)
Ông Phạm Quang Toàn: Người nộp thuế có trách nhiệm lập hồ sơ khai thuế điện tử theo đúng mẫu của cơ quan thuế. Có nhiều cách: Có thể sử dụng PM hỗ trợ kê khai để nộp thuế để thực hiện lập hồ sơ khai thuế điện tử, hoặc cũng có thể kê khai trực tuyến, kết nối qua cổng thông tin của cơ quan thuế để khai báo nghĩa vụ thuế và kết xuất ra hồ sơ khai thuế điện tử.. Tuy nhiên, người nộp thuế khi khai thuế qua mạng cần phải dùng chứng thư số công cộng đã được Bộ TTTT cấp phép hoạt động.
Qua những thắc mắc đã được giải đáp của ông Phạm Quang Toàn thì khi sử dụng chữ ký số quý doanh nghiệp hoàn toàn an tâm khi sử dụng chữ ký số điện tử để khai báo thuế.Hiện tại chúng tôi cung cấp các dịch vụ chữ ký số khác nhau cho quý công ty lựa chọn cho phù hơp là:
Cung cấp bảng giá chữ ký số ckca chiết khấu 1 triệu đồng cho gói 3 năm tặng thêm một năm sử dụng
Cung cấp bảng giá chữ ký số vina chiết khấu 800k cho gói 3 năm tặng thêm 1 năm sử dụng
Thông tin được lấy từ nguồn: chu ky so ca2Rao vặt cùng chuyên mục:
- » Dịch vụ thuê xe du lịch 45 chỗ uy tín tại Hà Nội
- » Dịch vụ đúc tượng tay chân cho bé tại Hà Nội
- » Chia sẻ dây hơi khí nén là gì những loại ống dẫn khí nén hiện nay
- » Nhà cái Kimsa88 những lưu ý toàn thua khi chơi casino qua mạng
- » Những hướng dẫn rút tiền HDBET88 casino mau chóng
- » Những sự khác biệt rút tiền HDBET88 casino về tài khoản kho bạc ở 60s
- » Tổng hợp các phương pháp nạp tiền Nhà Cái Subet mau chóng
- » Hướng dẫn rút tiền nhà cái kubet11 an toàn về kho bạc nhanh chóng năm 2023
- » Chỉ dẫn khi đăng ký nhà cái 88bet
- » Bán sĩ vật phẩm phong thủy Hà Nội, vật trang trí phong thủy đẹp