Chữa trị bệnh nổi mề đay sau sinh cho các mẹ
Với rất nhiều nguyên nhân khác nhau, bệnh dị ứng mề đay hiện đang là mới quan tâm của rất nhiều người. Bệnh không khó chữa, nhưng không phải vì thế mà chủ quan, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh, để có cách điều trị hiệu quả, nhất là đối với các bà mẹ sau sinh, nó không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh mà còn làm ảnh hưởng đến việc chăm sóc con cái nữa.
Khi sinh bé thứ nhất vào năm 2011, tôi bị phát ban kéo dài 2 tháng sau rồi tự khỏi. Đến khi sinh bé thứ hai, tình trạng phát ban của tôi còn tệ hơn lần trước, nhất là sau khi tắm hoặc khi thời tiết thay đổi hay ra ngoài trời nhiều gió. Mề đay thành những cục to cỡ ngón tay và nổi mẩn đỏ ngứa khắp người, càng gãi càng ngứa, lan rộng, khiến tôi khó chịu vô cùng, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày và tâm trạng của tôi. Tôi chẳng dám bôi hay uống một loại thuốc nào bởi sự không tốt cho em bé. Đi khám, bác sĩ bảo cơ địa của tôi vốn dĩ đã không tốt, lại hay bị dị ứng.
Nguyên nhân nổi mề đay có thể là do sự thay đổi nội tiết tố, do đó mà tác động đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vì thế khi mang thai, cơ thể trở nên khá nhạy cảm với nhiều thứ mà trước đây vẫn tiếp xúc bình thường. Sau khi sinh, sức khỏe và hệ miễn dịch của sản phụ còn yếu, đang ở giai đoạn phục hồi nên rất dễ bị dị ứng. Dị ứng có thể dần dần biến mất sau 5-7 ngày nhưng cũng có thể trở nên trầm trọng hơn ở một số người.
Nguyên nhân và cách nhận biết
Một số sản phụ sau khi sinh gặp phải hiện tượng nổi mề đay. Đây là một bệnh ngoài da rất thường gặp. Biểu hiện của bệnh là các nốt sẩn phù nổi cao hơn mặt da. Lúc đầu có một vài nốt, sau đó xuất hiện ngày càng nhiều. Các nốt sẩn có kích thước từ 0,5-2cm, có khi thành mảng rất lớn khu trú trên cả một vùng da cơ thể. Vị trí có thể bị bất kỳ vùng da nào. Ngứa nhiều, sẩn phù có màu đỏ, sau có thể nhạt dần rồi lặn mất trong vòng 2-24h. Sau khi tổn thương da lặn thì nền da trở lại hoàn toàn bình thường, không có dấu tích gì. Trường hợp mề đay nặng có thể gây phù thanh quản, khó thở, suy hô hấp, nguy hiểm đến tính mạng, cần phải xử trí khẩn cấp.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh nổi mề đay, có khi dễ dàng nhận biết nhưng đa số rất khó xác định. Nguyên nhân xuất phát từ trong cơ thể, có người bị ngứa từ khi mang bầu do thay đổi hormone, do tăng men gan quá cao trong khi dưỡng chất (do ăn uống) chưa đủ hoặc ăn không tiêu sẽ làm gan thiếu máu, nhiệt, phát độc gây ngứa, do ăn uống bị dị ứng. Sau khi sinh, cơ thể yếu, sản phụ cũng dễ bị nhiễm gió độc, gan không lọc được độc khí gây ngứa trong người… Do nhiễm kí sinh trùng đường ruột: Giun kim, giun đũa, giun lươn, giun chỉ, sán… có thể xuất hiện mề đay và thường kéo dài. Ngoài ra, tình trạng liên tục phát ban rất có thể là do dị ứng da, do điều kiện môi trường, sản phụ tiếp xúc với những yếu tố gây ngứa…
Để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, bạn nên đi khám chuyên khoa để tìm cách điều trị đúng đắn.
Phòng, trị bệnh
Để đề phòng mề đay, ban ngứa sau khi sinh, bạn nên tránh dùng một số thuoc chua noi me day như aspirin, thuốc kháng viêm, tránh ăn các thức ăn có chứa phụ gia, phẩm màu, đậu, đồ lên men (tương, mắm…), đồ biển, trứng… Dùng nước ấm, không dùng nước lạnh hoặc nóng. Tránh để hơi quạt hoặc máy lạnh thổi trực tiếp vào người. Môi trường sống phải được vệ sinh thường xuyên.
Theo dân gian, để làm mát gan, sản phụ có thể dùng hoa cúc khô hãm uống hàng ngày như uống trà. Vì trà hoa cúc có tính thanh nhiệt, tẩy độc gan, lại không làm ảnh hưởng đến sữa của mẹ nhiều. Bạn cũng có thể uống mật ong kèm chanh tươi để giải độc, uống nước lá mã đề, cam thảo để giải nhiệt, không dùng các loại đồ ăn, uống có tính chua để thanh nhiệt vì làm mất máu và lạnh cơ thể. Ngoài ra bạn cần ăn uống đủ dưỡng chất, uống thêm thuốc lợi sữa bổ khí huyết, ngủ đủ thời gian giúp gan hoạt động khỏe mạnh. Không xông hơi, quấn nóng, nằm muối nóng hay dùng nước lạnh.
Vì phải cho em bé bú nên sản phụ khi bị mề đay, muốn áp dụng cách chữa nổi mề đay, uống thuốc như thế nào thì bạn cũng đều phải tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho nguồn sữa và sức khỏe bé.
Cùng với đó, bạn phải uống nhiều nước lọc trong ngày, ăn nhiều rau xanh, quả tươi để tăng thải độc. Nếu buồn đi tiểu thì phải đi tiểu ngay, không được nhịn tiểu, như vậy sẽ làm giảm thải độc và có nguy cơ gây viêm bàng quang. Bạn cũng nên tẩy giun 1-2 lần trong một năm để làm sạch hết các kí sinh trùng đường ruột.Rao vặt cùng chuyên mục:
- » Nước hoa angel eau de parfum hàng hiệu nhập khẩu từ pháp
- » Kem body Beauty Shine
- » Serum Blueberry Wonder Essence BIOAQUA
- » Kem nền tảng Tarte Rainforest of The Sea chính hãng nhập hàng hoá
- » Tăng cân wisdom weight chính hãng
- » Son The SAEM Kissholic Lipstick S nhập khẩu chính hãng
- » Set son The Balm Meet Matte Hughes dòng mới
- » Slimming hot gel dabo Việt Nam hàng hiệu
- » Mascara 3d brown tones thái lan truyền chính hãng
- » White body all skin magic flowers Nhật Bản