Tổng hợp về bệnh thoái hóa khớp

Vị trí thoái hóa

Thoái hóa đốt sống vùng cổ: Đau mỏi cổ, vai gáy thường xuyên, thậm chí có những cơn đau lan rộng ra bả vai cánh tay. Lại có khi đau kéo lên đỉnh đầu, kéo sang tức hốc mắt.

Thoái hóa đốt sống vùng lưng: Biểu hiện thường hay gặp nhất là đau ngang thắt lưng, đau lan dọc mông xuống dưới bụng chân. Hoặc thậm chí ngoài biểu hiện đau lưng người bệnh có cảm giác tê bì cả chân.
Tổng hợp về bệnh thoái hóa khớp
Nguyên nhân thoái hóa

Lo âu căng thẳng thường xuyên, ngồi làm việc quá nhiều mà không có thời gian thư giãn giải trí, vận động quá sức, bưng bê sai tư thế, chế độ dinh dưỡng không hợp lý … Có rất nhiều những nguyên nhân khác nhau gây nên bệnh thoái hóa đốt sống cổ và thoát vị đĩa đệm, tuy nhiên theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới (WHO) tỷ lệ bệnh nhân thoái hóa xảy ra cao nhất ở những người làm việc có thói quen ngồi quá lâu gây dau moi vai gay, đau lưng cột sống. Rất nhiều người nhầm tưởng cho rằng thói quen này là yếu tố nhỏ ảnh hưởng tới hệ thống cột sống

Triệu chứng thoái hóa

- Triệu chứng rõ nhất của bệnh thoái hóa cột sống là những cơn đau lưng xuất hiện thường xuyên, âm ỉ ngày này qua ngày khác, đau chủ yếu ở vùng thắt lưng và cổ gáy.

- Cảm giác khó chịu kèm theo mất ăn, mất ngủ, gầy rộc đi, sức làm việc giảm sút và ảnh hưởng đến sinh hoạt chung của cả mọi người xung quanh.

- Đôi khi có những cơn đau cấp tính khiến bạn cảm thấy nhói buốt, đau cả sang những vùng khác như vai, thần kinh toạ, đau hông và đùi đến mức không thể đi lại lâu được.

- Cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên.

- Khám chỉ thấy các cử động ở cổ bị hạn chế (nặng), có thể cảm giác cứng gáy, có điểm đau khi ấn vào các gai xương và các mỏm ngang của cột sống cổ, chụp X-quang cột sống cổ thấy mất đường cong sinh lý, hẹp đĩa liên đốt, biến dạng ở thân đốt, có các gai xương.

- Với chứng thoái hóa đốt sống cổ ở cao, người bệnh còn có triệu chứng nấc, ngáp, chóng mặt.

- Một số trường hợp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tủy sống và dây thần kinh liên chi, gây tê bì bàn tay, bàn chân. Nếu để lâu không chữa bệnh thoái hóa đốt sống lưng, cổ... kịp thời có thể dẫn đến teo cơ, bại liệt.

Cách phòng tránh thoái hóa

1. Các thói quen tốt nên có

- Lao động với cường độ và thời gian hợp lý. Đối với những công việc yêu cầu ngồi hoặc đứng một chỗ, tránh để cột sống ở tư thế không đổi quá lâu, cần có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hoặc tập các động tác di chuyển nhẹ tại chỗ.

- Tư thế ngồi học, ngồi làm việc và nâng vác vật nặng đúng.

Khi ngồi nên thả lỏng vai, cổ thẳng trục với cột sống, thẳng lưng (tốt nhất dùng ghế có thành tựa với những người phải ngồi làm việc lâu).

- Không nằm, ngồi một chỗ xem ti vi, đọc báo quá lâu, đặc biệt là ngồi hoặc nằm sai tư thế.

- Gối nằm ngủ có độ dày thích hợp. Không ưỡn cổ quá mức hay kê gối cứng (như kê đầu lên thành giường). Khi ngủ, nên nằm ngửa, thẳng người để cột sống được nghỉ ngơi, ít chịu lực đè nén.

- Tránh các chấn thương vào đầu và cột sống.

- khi phát hiện các bệnh gây đau lưng cột sống cần phải điều trị ngay, như dieu tri benh thoat vi dia dem, thoái hóa cột sống, đốt sống lưng cổ...

- Xoa bóp thường xuyên vùng cổ, gáy, vùng lưng sau ngày làm việc vất vả sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, cơ thể thoải mái dễ chịu và ngủ tốt hơn.

2. Dinh dưỡng hợp lí

- Chế độ dinh dưỡng, đặc biệt là canxi đóng vai trò quan trọng trong phòng tránh thoái hóa cột sống và các bệnh về xương.
Tổng hợp về bệnh thoái hóa khớp
- Nên cung cấp đủ nhu cầu canxi cho cơ thể với các nguồn thực phẩm giàu canxi như sữa, các sản phẩm từ sữa (bơ, phomat), trứng, cá, tôm, cua, các loại hải sản. Các loại rau củ quả chứa canxi như cải, tỏi tây, chuối, các loại đậu (đặc biệt là đậu nành), ngũ cốc,… rất tốt cho xương nên được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Với những ai đang chua benh voi hoa cot song thì ngược lại, cần hạn chế bổ sung canxi.

- Nếu chế độ ăn uống không đảm bảo đủ canxi, đặc biệt là phụ nữ mang thai thì nên sử dụng các viên thuốc hoặc các thực phẩm chức năng bổ sung canxi cho cơ thể.

3. Vận động thể lực đều đặn

- Thường xuyên vận động sẽ tăng hấp thu canxi, giúp cho xương chắc khỏe và một sức khỏe tốt.

- Ngoài việc sử dụng các loại thuốc chữa thoái hóa đốt sống lưng, tập thể dục khoảng 30 – 50 phút mỗi ngày, với cường độ thích hợp rất tốt cho sức khỏe, giúp phòng ngừa loãng xương và bệnh thoái hóa cột sống. Ngoài ra, tập thể dục ngoài trời như ở công viên, vườn xanh giúp tận hưởng không khí tươi mát, và tạo điều kiện cho da được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, giúp tăng tổng hợp vitamin D – là vitamin có lợi cho quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi trong cơ thể (ở trẻ em, thiếu vitamin D là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng còi xương).

- Các bài tập nhẹ nhàng như yoga, dưỡng sinh,… cũng rất tốt cho phòng tránh thoái hóa cột sống, không gây chấn thương, đặc biệt ở những người lớn tuổi.

Rao vặt cùng chuyên mục:

  • » Dịch vụ thuê xe du lịch 45 chỗ uy tín tại Hà Nội
  • » Dịch vụ đúc tượng tay chân cho bé tại Hà Nội
  • » Chia sẻ dây hơi khí nén là gì những loại ống dẫn khí nén hiện nay
  • » Nhà cái Kimsa88 những lưu ý toàn thua khi chơi casino qua mạng
  • » Những hướng dẫn rút tiền HDBET88 casino mau chóng
  • » Những sự khác biệt rút tiền HDBET88 casino về tài khoản kho bạc ở 60s
  • » Tổng hợp các phương pháp nạp tiền Nhà Cái Subet mau chóng
  • » Hướng dẫn rút tiền nhà cái kubet11 an toàn về kho bạc nhanh chóng năm 2023
  • » Chỉ dẫn khi đăng ký nhà cái 88bet
  • » Bán sĩ vật phẩm phong thủy Hà Nội, vật trang trí phong thủy đẹp