-
Bệnh sùi mào gà ở nữ
Benh sui mao ga o nu: Sùi mào gà là một bệnh phổ biến lây qua đường tình dục. Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh mà không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây biến chứng nhiễm khuẩn, chảy máu, gây nguy hiểm cho bà mẹ và thai nhi và làm tăng nguy cơ gây ung thư sinh dục.
Sùi mào gà còn gọi tắt là HPV – một loại virus gây u nhú ở da và niêm mạc người, bệnh lây truyền qua con đường quan hệ tình dục là chủ yếu. Biểu hiện là tổn thương u nhú màu hồng, tươi, mềm, không đau, có hình dáng giống mào gà, dễ chảy máu; mọc bất kỳ chỗ nào trong cơ quan sinh dục: âm hộ, hậu môn, dương vật, cổ tử cung, thậm chí có nhiều trường hợp bệnh nhân có biểu hiện bệnh mọc ở miệng, họng.
Trong nhiều trường hợp, những triệu chứng của bệnh sùi mào gà có thể không rõ ràng hoặc nên nhiều người có thể không biết mình đã bị nhiễm vi rút. Hoặc ở người bệnh có biểu hiện nhưng chủ quan không đi khám và điều trị, bệnh tiến triển thành mạn tính, gây nên các đợt bội nhiễm gây loét, chảy máu và dẫn đến các biến chứng nhiễm khuẩn, chảy máu, gây nguy hiểm cho thai nhi ở phụ nữ mang thai và làm tăng nguy cơ gây ung thư âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, và dương vật….
Để đề phòng biến chứng của sùi mào gà, người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời khi thấy có triệu chứng hoặc nghi ngờ khi có quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh. Với phụ nữ trước khi có ý định mang thai cần đi khám phụ khoa để phát hiện các viêm nhiễm đường sinh dục. Nếu phát hiện mắc sùi mào gà cần phải điều trị ngay. Việc điều trị sùi mào gà chủ yếu nhằm phá hủy tổn thương u nhú chứ không thể tiêu diệt được vi rút gây bệnh. Tùy theo vị trí và mức độ của tổn thương mà sẽ có chỉ định điều trị thích hợp như: chấm dung dịch thuốc, đốt điện hoặc laser, đốt lạnh bằng ni tơ lỏng,… Người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định điều trị và tái khám để đề phòng tái phát.