Cách tính bậc cầu thang theo phong thủy
Ở Việt nam cũng như các nước Đông Á khác, việc bố trí cau thang dep theo phong thủy còn rất kiêng kỵ trong việc lựa chọn số bậc theo Sinh – lão – bệnh tử
tính bậc cầu thang
Cau thang dep là nơi kết nối giữa các lầu trong căn nhà, nó phải được đặt ở nơi thoáng mát, và cung “lành” hướng tốt.
Vậy một cầu thang được xem là đủ tiêu chuẩn là phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn:
- Kích thước: Rộng 0,9 – 1,2 mét
- Độ dốc của cầu thang quyết định bởi tỷ lệ chiều cao và chiều rộng của bậc thang, có quan hệ mật thiết với khoảng rộng của bước đi, được tính bằng công thức 2h + b = 600 mm (trong đó h là chiều cao bậc thang; b là chiều rộng bậc thang). Trong các công trình kiến trúc, độ cao của bạc thang trong nhà thường từ 150 đến 180 mm, chiều rộng tương ứng từ 240 đến 300 mm.
- Số bậc rơi vào cung “sinh” là tốt nhất: tức là tổng số bậc bằng bội của 4 + 1
Ví dụ: 4 * 5 + 1 = 21 bậc
-> Với mong muốn đêm lại những điều tốt lành, sinh sôi nãy nở cho chủ nhà.
- Chiều cao của lan can thông thường là 900mm
- Vị trí đặt cầu thang cũng là yếu tố rất quan trọng, cầu thang là xương sống của căn nhà, nó có tác dụng thông thoáng tới các phòng phía trên.
- Cách tính bậc được tính theo số bước chân lên xuống từ điểm đầu tới điểm cuối của cầu thang nhà bạn ( nền nhà tầng trên). Nếu cầu thang nhà bạn có chiếu nghỉ thì chiếu nghỉ cũng được tính là một bậc của cầu thang.
Cách tính số bậc cầu thang theo vòng Trường sinhVòng Trường sinh là 12 sao thể hiện quy luật sinh tồn (phát sinh, tồn tại, phát triển và chấm dứt) của vạn vật. Theo quan niệm của triết học phương Đông thì bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào cũng phải trải qua 12 giai đoạn sau:
1. Trường sinh (sinh ra)
2. Mộc dục (tắm rửa)
3. Quan đới (phát triển)
4. Lâm quan (trưởng thành)
5. Đế vượng (cực thịnh)
6. Suy (suy yếu)
7. Bệnh (ốm đau)
8. Tử (chết)
9. Mộ (nhập mộ)
10. Tuyệt (tan rã)
11. Thai (phôi thai)
12. Dưỡng (thai trưởng)
Căn cứ vào hình thể kiến trúc của ngôi nhà, thì nhà hình Thủy bậc thứ 1 là Trường sinh, nhà hình Mộc bậc thứ 3 là Trường sinh, nhà hình Thổ bậc thứ 5 là Trường sinh, nhà hình Hỏa bậc thứ 7 là Trường sinh, nhà hình Kim bậc thứ 9 là Trường sinh. Bắt đầu từ bậc Trường sinh theo ngũ hành của ngôi nhà, tiếp tục thuận đếm mỗi bậc là 1 sao kế tiếp trong vòng Trường sinh, cứ hết 12 sao lại tiếp tục đếm một vòng mới.
Như vậy, nhà hình Thủy thì số bậc nên dùng là: 1, 3, 4, 5, 9, 11, 13, 15, 16, 17, 21, 23…
Nhà hình Mộc thì số bậc nên dùng là: 1, 3, 5, 6, 7, 11, 13, 15, 17, 18, 19, 23, 25…
Nhà hình Thổ thì số bậc nên dùng là: 1, 3, 5, 7, 8, 9, 13, 15, 17, 19, 20, 21, 25, 27…
Nhà hình Hỏa thì số bậc nên dùng là: 3, 5, 7, 9, 10, 11, 15, 17, 19, 21, 22, 23, 27…
Nhà hình Kim thì số bậc nên dùng là: 1, 5, 9, 11, 12, 13, 15, 17, 19, 21, 22, 23, 25…
Khoa học hiện đại cũng đã chứng minh được rằng sự thay đổi trạng thái của con người cũng như sự ngưng tĩnh vận động ở một nhịp độ, tiết tấu nào đó đều có ảnh hưởng tới sự phát triển cơ thể và hình thành tính cách, có thể tăng cường sức khỏe, tăng trí nhớ nếu sự thay đổi hay ngưng tĩnh phù hợp. Ngược lại, nó cũng có thể làm giảm sức khỏe, tăng stress và đặc biệt là phát sinh một số bệnh tật. Số bậc cầu thang dừng lại ở bao nhiêu bậc để dẫn tới sàn mỗi tầng cũng làm thay đổi trạng thái vận động và sự ngưng tĩnh của con người. Từ đó, làm thay đổi sức khỏe, tâm tính con
Cách tính bậc cầu thang theo sinh – lão – bệnh – tử
Số lượng bậc thang được tính từ bậc thứ nhất cho tới điểm kết thúc. Một điều rất cần thiết là số bậc của mỗi tầng, cũng như của cả cầu thang, tính từ bậc thứ nhất đến bậc kết thúc phải rơi vào cung “Sinh” trong vòng tuần hoàn “Sinh”, “Lão”, “Bệnh”, “Tử”. Vì thế, tổng số bậc cầu thang phải là bậc lẻ (21, 17…). Được như vậy, sẽ đảm bảo không những thuận tiện về sinh hoạt, đồng thời, cũng mang lại cho chúng ta cảm giác yên tâm, thoải mái và sự tiện nghi trong ngôi nhà của mình.