Xóc Đĩa ... xin đừng lột khố nhau!
Tôi đã có dịp giới thiệu với các bạn tấm tranh Xóc Đĩa của bộ sưu tập Henri Oger, được khắc in năm 1909.Hôm nay tôi xin giới thiệu tấm tranh Thưởng Xuân đồ của Maurice Durand ( Imagerie populaire vietnamienne , EFEO, Paris, 1960, tr. 48) , cũng vẽ cảnh chơi Xóc Đĩa bịp. Tranh này được khắc in vào khoảng những năm 1930-40. Tranh vẽ vợ chồng chủ xòng ngồi trong nhà, chồng uống rượu, vợ đếm tiền. Ngoài sân là chiếu bạc. Bên cạnh anh nhà cái có bài thơ nôm năm chữ quen thuộc, được nhiều học giả và nhiều sách nhắc tới :
Mới đọc lướt qua, ai cũng phải khen bài thơ là hay và giản dị. Nhưng nếu có thì giờ, tò mò đọc dăm ba lần thì mới giật mình ... thắc mắc, bực bội vì bài thơ có vài chỗ lủng củng, tối nghĩa, thậm chí vô nghĩa!
(1): Câu thơ thứ nhất còn được các bản khác chép là " Bốn đồng trong chậu lấy (hoặc chặn lấy)".
Cả 3 cặp từ chận lấy , chặn lấy , hay chậu lấy đều không tả đúng trò chơi Xóc Đĩa. Ý và lời của câu thơ vừa trúc trắc vừa khó hiểu.Xóc Đĩa là trò chơi dùng bốn đồng tiền để trong một chiếc đĩa, lấy bát úp lại, rồi nhà cái bưng lên xóc. Mở bát ra, nếu số đồng tiền xấp hoặc ngửa là số chẵn thì người đặt tiền ở cửa chẵn được, cửa lẻ thua. Ngược lại, nếu là số lẻ thì cửa lẻ được, cửa chẵn thua. Nhà cái bán đồ xóc đĩa bịp chỉ có thể khéo tay xóc mạnh hay nhẹ, nhanh hay chậm, chứ không có cách nào gian lận thò tay chận hoặc chặn được mấy đồng tiền trong đĩa.
Chữ chậu lại càng không đúng vì không có trò xóc đĩa bằng ... chậu.Xét về mặt chữ thì chữ chận,chặn hay chậu ở đây là chữ nôm được viết bằng chữ chẩn (hán). Chữ chẩn này được Durand và cả Oger đọc là chẵn, trong câu (nhà cái) bán chẵn.Chẵn là một tiếng thường dùng của Xóc Đĩa. Như vậy thì chữ chẩn phải được đọc nôm là chẵn mới đúng nghĩa.
(2): Chữ lấy bây giờ đứng sau chữ chẵn, trở thành vô nghĩa.
Đối chiếu tấm tranh này với tranh Oger vàtranh bán dụng cụ cờ bạc bịp Xóc Đĩa thứ nhì của Durand (sđd, tr.53) thì chúng ta thấy rằng người viết đã nhầm tự dạng của chữ chích (nghĩa là lẻ loi) với chữ dĩ(nghĩa là lấy). Vì thế mà chữ lẻ (chữ lễ + chữ chích) đã bị viết nhầm thành chữ lấy ( chữ lễ + chữ dĩ ).
Chận lấy,chặn lấy, hoặc chậu lấy là do chẵn lẻ bị đọc, bị viết sai.